Chế tạo máy phát điện từ sóng biển
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Sáng chế thành công máy gieo lạc, máy cạo mủ cao su, anh Lê Thanh Bình vẫn luôn khát vọng có nhiều sáng chế hơn nữa để phục vụ quê hương, đất nước. Gần đây, anh lại tiếp tục cho ra đời một mô hình khá táo bạo và đã thành công, đó là máy phát điện nhờ năng lượng sóng biển.
Từ ý tưởng đến sáng chế
Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Thanh Bình vào một ngày đầu thu. Căn nhà cấp bốn nằm sâu trong con đường Tôn Thất Thuyết, thành phố Đông Hà đang ngập tràn niềm vui, lời chúc mừng của bạn bè, đồng nghiệp, láng giếng sau thành công trở về từ cuộc Hội chợ thiết bị công nghệ Việt Nam tại Quảng Ninh năm 2010... với chiếc máy phát điện nhờ năng lượng sóng biển.
Trong căn phòng nhỏ ấm áp, trước mắt chúng tôi là một người đàn ông cao to, khuôn mặt điềm đạm. Rót chén trà ngon mời khách, anh tâm sự: “Tình cờ một hôm, tôi xem một phóng sự truyền hình về một hòn đảo nào đó của đất nước với biết bao khó khăn thiếu thốn của cuộc sống, trong đó, điện năng là vấn đề nan giải nhất đối với người dân nơi này. Xem xong chương trình, tắt ti vi rồi mà tôi không sao ngủ được, cứ suy nghĩ suốt đêm vậy. Với những kiến thức tích lũy được, tôi trăn trở và bắt đầu mò mẫm nghiên cứu sáng chế”.
Anh bắt tay vào công việc thiết kế bản vẽ, mua những vật liệu thiết bị cần thiết. Sau 3 tháng miệt mài vừa làm, vừa nghiên cứu sáng chế, sản phẩm đầu tiên ra đời anh vừa mừng, vừa lo. Anh đem cho vào chảo sóng tự tạo để thử nghiệm nhưng chiếc máy không hoạt động được.
Mặc dù đã lường trước những khó khăn nhưng khi chiếc máy như “cục sắt vụn” nằm ỳ ra đó thì thực sự nản lòng. Cứ nghĩ đến công sức khó nhọc đã bỏ ra, những “túng thiếu” điện năng của hòn đảo đã thôi thúc anh tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh từng bộ phận, thông số kỹ thuật. Tháo ra rồi lại lắp vào cho đến khi chiếc máy hoàn thiện. Trời chẳng phụ lòng người, chiếc máy đã không phụ lòng anh.
Anh mời chúng tôi vào phòng thiết bị để tận mắt chứng kiến sản phẩm độc đáo này. Anh giới thiệu: chiếc máy có 5 bộ phận chính, gồm bánh phao, đòn bẩy, trục quay, thanh răng và bánh đà, trong đó, bánh phao được gắn vào hệ thống đòn bẩy kết hợp thanh răng bánh răng và trục bánh đà biến giao động của sóng biển qua cơ đòn bẩy làm xoay trục quay và máy sẽ phát ra điện. Hệ thống bánh phao sẽ tự điều chỉnh phù hợp với mực nước khi thủy triều lên xuống. Toàn bộ cơ cấu máy phát điện được đặt trên cạn.
Ông Lưu Văn A- Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin điện tử, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho biết: “Máy phát điện nhờ sóng biển của anh Lê Thanh Bình là một nghiên cứu sáng chế táo bạo, độc đáo góp phần vào sự phát triển khoa học công nghệ nói chung và ngành điện nói riêng trong tình hình đang thiếu điện trầm trọng hiện nay của đất nước”.
Tại Hội chợ thiết bị công nghệ Việt Nam năm 2010, chiếc máy được các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ và người tham dự hội chợ đánh giá rất cao về tính năng của nó, trong đó, có ý kiến tâm đắc nhất là: chiếc máy này sẽ là điều kiện phục vụ thuận lợi nhất cho các tàu thuyền đi lại làm việc trên biển.
Những sáng chế hữu ích
Sinh ra và lớn lên tại làng Quật Xá, Cam Lộ, Quảng Trị, vùng đất mà như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Những đồi sim không đủ quả nuôi người”. Nên với anh đã thấm thía sự vất vả gian nan trong cuộc sống và muốn giải thoát cái nghèo, cái đói cứ đeo bám mãi. Học xong cấp III, anh không thi vào đại học mà chọn nghề cơ khí để thực hiện mơ ước và cuộc mưu sinh kế tiếp. Anh đăng ký vào Trường Công nhân kỹ thuật cơ khí tại thành phố Vinh để theo học.
Tốt nghiệp ra trường, anh được tuyển vào làm cho một số cơ quan nhà nước, năm 1983, anh đi xuất khẩu lao động sang Tiệp Khắc và đến năm 1992 thì nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Anh tâm sự: “Chính những năm tháng sống và làm việc tại đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển này đã trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực sự quý giá trong nghề nghiệp của mình”. Đang ở đất khách quê người nhưng anh luôn ấp ủ cháy bỏng ước mơ khi trở về trên mảnh đất sinh ra mình, bằng những kiến thức, kinh nghiệm đã học nghiên cứu sáng chế một vài công cụ thiết bị máy móc công nghệ để chung tay xây dựng phát triển quê hương.
Trong một lần về thăm quê, đi ngang qua cánh đồng làng đang xuống vụ, người cày, người làm đất, người trỉa lạc cấp tập như đang chạy đua với thời gian nhưng cuộc sống vất vả vẫn cứ đeo bám mãi. Anh đứng tần ngần nhìn những luống đất mịn màng thẳng tít tắp và tự hỏi “Tại sao mình không làm một chiếc máy gieo lạc để giúp bà con nhỉ”. Ý tưởng là vậy, bắt tay vào công việc gặp bao nhiêu khó khăn. Hơn nữa, sức khỏe yếu, căn bệnh mãn tính luôn hành hạ anh.
Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ anh bàn với vợ thế chấp căn nhà hơn 30 triệu đồng để mua các thiết bị cần thiết cho việc sáng chế. Sau ba tháng miệt mài vừa làm, vừa nghiên cứu thử nghiệm, chiếc máy gieo lạc hai hàng đã ra đời. Thật bất ngờ, sau khi đem đi thử nghiệm chính trên cánh đồng quê anh, máy vận hành rất tốt, các thông số kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu 3 trong 1 (xới, gieo, lấp) trước sự chứng kiến và vui mừng của bà con.
Chiếc máy được Sở Công thương Quảng Trị giới thiệu trưng bày tại cuộc triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (tháng 10/2008). Chiếc máy gieo lạc hai hàng đã được Ban giám khảo xét tặng giải ba tại cuộc triển lãm. Sản phẩm đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ 3 năm 2009 được UBND tỉnh tặng Bằng khen và Liên hiệp hội KHKT Quảng Trị giới thiệu dự thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Thành công nối tiếp thành công, anh lên bản vẽ thiết kế và cho ra đời “chiếc máy cạo mủ cao su”.
Tính năng và ưu điểm chiếc máy là: Tốc độ cắt nhanh, gọn nên không bít đường ống tiết mủ, lượng mủ tiết ra nhiều hơn so với cắt bằng tay không gây tổn thương cho cây, do đó, thu hoạch mủ cho năng suất cao. Tại chợ CN&TB Asean+3 năm 2009, sản phẩm máy gieo lạc hai hàng và máy cạo mủ cao su được giới thiệu chào bán thu hút sự chú ý của khách hàng và có nhiều đơn vị ký hợp đồng mua sản phẩm.
Được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Bằng khen và Giấy chứng nhận. Trên cơ sở những sáng chế đưa vào sử dụng hai chiếc máy nói trên, anh tiếp tục cải tiến cho ra đời máy cạo mủ cao su thế hệ thứ ba với tính năng ưu việt hơn hai loại máy cạo mủ đời thứ nhất và thứ hai rất nhiều.
Những thành công ban đầu ấy luôn có những đóng góp thầm lặng của người vợ thức khuya dậy sớm, tần tảo chăm sóc gia đình và động viên chia sẻ, giúp anh yên tâm nghiên cứu sáng chế và cho ra những sản phẩm có ích trong phục vụ sản xuất và đời sống.
Hiện nay, anh đang đầu tư mở rộng sản xuất và thành lập Công ty TNHH một thành viên do anh làm giám đốc. Anh cho biết: “Với sự đầu tư mua sắm dây chuyền máy móc hiện đại, công ty sẽ đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng trong nước cũng như các nước trong khu vực.
Nguồn: tlpower.com
Tags:
tin-tuc
Từ ý tưởng đến sáng chế
Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Thanh Bình vào một ngày đầu thu. Căn nhà cấp bốn nằm sâu trong con đường Tôn Thất Thuyết, thành phố Đông Hà đang ngập tràn niềm vui, lời chúc mừng của bạn bè, đồng nghiệp, láng giếng sau thành công trở về từ cuộc Hội chợ thiết bị công nghệ Việt Nam tại Quảng Ninh năm 2010... với chiếc máy phát điện nhờ năng lượng sóng biển.
Trong căn phòng nhỏ ấm áp, trước mắt chúng tôi là một người đàn ông cao to, khuôn mặt điềm đạm. Rót chén trà ngon mời khách, anh tâm sự: “Tình cờ một hôm, tôi xem một phóng sự truyền hình về một hòn đảo nào đó của đất nước với biết bao khó khăn thiếu thốn của cuộc sống, trong đó, điện năng là vấn đề nan giải nhất đối với người dân nơi này. Xem xong chương trình, tắt ti vi rồi mà tôi không sao ngủ được, cứ suy nghĩ suốt đêm vậy. Với những kiến thức tích lũy được, tôi trăn trở và bắt đầu mò mẫm nghiên cứu sáng chế”.
Anh bắt tay vào công việc thiết kế bản vẽ, mua những vật liệu thiết bị cần thiết. Sau 3 tháng miệt mài vừa làm, vừa nghiên cứu sáng chế, sản phẩm đầu tiên ra đời anh vừa mừng, vừa lo. Anh đem cho vào chảo sóng tự tạo để thử nghiệm nhưng chiếc máy không hoạt động được.
Mặc dù đã lường trước những khó khăn nhưng khi chiếc máy như “cục sắt vụn” nằm ỳ ra đó thì thực sự nản lòng. Cứ nghĩ đến công sức khó nhọc đã bỏ ra, những “túng thiếu” điện năng của hòn đảo đã thôi thúc anh tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh từng bộ phận, thông số kỹ thuật. Tháo ra rồi lại lắp vào cho đến khi chiếc máy hoàn thiện. Trời chẳng phụ lòng người, chiếc máy đã không phụ lòng anh.
Anh mời chúng tôi vào phòng thiết bị để tận mắt chứng kiến sản phẩm độc đáo này. Anh giới thiệu: chiếc máy có 5 bộ phận chính, gồm bánh phao, đòn bẩy, trục quay, thanh răng và bánh đà, trong đó, bánh phao được gắn vào hệ thống đòn bẩy kết hợp thanh răng bánh răng và trục bánh đà biến giao động của sóng biển qua cơ đòn bẩy làm xoay trục quay và máy sẽ phát ra điện. Hệ thống bánh phao sẽ tự điều chỉnh phù hợp với mực nước khi thủy triều lên xuống. Toàn bộ cơ cấu máy phát điện được đặt trên cạn.
Ông Lưu Văn A- Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin điện tử, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho biết: “Máy phát điện nhờ sóng biển của anh Lê Thanh Bình là một nghiên cứu sáng chế táo bạo, độc đáo góp phần vào sự phát triển khoa học công nghệ nói chung và ngành điện nói riêng trong tình hình đang thiếu điện trầm trọng hiện nay của đất nước”.
Tại Hội chợ thiết bị công nghệ Việt Nam năm 2010, chiếc máy được các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ và người tham dự hội chợ đánh giá rất cao về tính năng của nó, trong đó, có ý kiến tâm đắc nhất là: chiếc máy này sẽ là điều kiện phục vụ thuận lợi nhất cho các tàu thuyền đi lại làm việc trên biển.
Những sáng chế hữu ích
Sinh ra và lớn lên tại làng Quật Xá, Cam Lộ, Quảng Trị, vùng đất mà như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Những đồi sim không đủ quả nuôi người”. Nên với anh đã thấm thía sự vất vả gian nan trong cuộc sống và muốn giải thoát cái nghèo, cái đói cứ đeo bám mãi. Học xong cấp III, anh không thi vào đại học mà chọn nghề cơ khí để thực hiện mơ ước và cuộc mưu sinh kế tiếp. Anh đăng ký vào Trường Công nhân kỹ thuật cơ khí tại thành phố Vinh để theo học.
Tốt nghiệp ra trường, anh được tuyển vào làm cho một số cơ quan nhà nước, năm 1983, anh đi xuất khẩu lao động sang Tiệp Khắc và đến năm 1992 thì nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Anh tâm sự: “Chính những năm tháng sống và làm việc tại đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển này đã trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực sự quý giá trong nghề nghiệp của mình”. Đang ở đất khách quê người nhưng anh luôn ấp ủ cháy bỏng ước mơ khi trở về trên mảnh đất sinh ra mình, bằng những kiến thức, kinh nghiệm đã học nghiên cứu sáng chế một vài công cụ thiết bị máy móc công nghệ để chung tay xây dựng phát triển quê hương.
Trong một lần về thăm quê, đi ngang qua cánh đồng làng đang xuống vụ, người cày, người làm đất, người trỉa lạc cấp tập như đang chạy đua với thời gian nhưng cuộc sống vất vả vẫn cứ đeo bám mãi. Anh đứng tần ngần nhìn những luống đất mịn màng thẳng tít tắp và tự hỏi “Tại sao mình không làm một chiếc máy gieo lạc để giúp bà con nhỉ”. Ý tưởng là vậy, bắt tay vào công việc gặp bao nhiêu khó khăn. Hơn nữa, sức khỏe yếu, căn bệnh mãn tính luôn hành hạ anh.
Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ anh bàn với vợ thế chấp căn nhà hơn 30 triệu đồng để mua các thiết bị cần thiết cho việc sáng chế. Sau ba tháng miệt mài vừa làm, vừa nghiên cứu thử nghiệm, chiếc máy gieo lạc hai hàng đã ra đời. Thật bất ngờ, sau khi đem đi thử nghiệm chính trên cánh đồng quê anh, máy vận hành rất tốt, các thông số kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu 3 trong 1 (xới, gieo, lấp) trước sự chứng kiến và vui mừng của bà con.
Chiếc máy được Sở Công thương Quảng Trị giới thiệu trưng bày tại cuộc triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (tháng 10/2008). Chiếc máy gieo lạc hai hàng đã được Ban giám khảo xét tặng giải ba tại cuộc triển lãm. Sản phẩm đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ 3 năm 2009 được UBND tỉnh tặng Bằng khen và Liên hiệp hội KHKT Quảng Trị giới thiệu dự thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Thành công nối tiếp thành công, anh lên bản vẽ thiết kế và cho ra đời “chiếc máy cạo mủ cao su”.
Tính năng và ưu điểm chiếc máy là: Tốc độ cắt nhanh, gọn nên không bít đường ống tiết mủ, lượng mủ tiết ra nhiều hơn so với cắt bằng tay không gây tổn thương cho cây, do đó, thu hoạch mủ cho năng suất cao. Tại chợ CN&TB Asean+3 năm 2009, sản phẩm máy gieo lạc hai hàng và máy cạo mủ cao su được giới thiệu chào bán thu hút sự chú ý của khách hàng và có nhiều đơn vị ký hợp đồng mua sản phẩm.
Được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Bằng khen và Giấy chứng nhận. Trên cơ sở những sáng chế đưa vào sử dụng hai chiếc máy nói trên, anh tiếp tục cải tiến cho ra đời máy cạo mủ cao su thế hệ thứ ba với tính năng ưu việt hơn hai loại máy cạo mủ đời thứ nhất và thứ hai rất nhiều.
Những thành công ban đầu ấy luôn có những đóng góp thầm lặng của người vợ thức khuya dậy sớm, tần tảo chăm sóc gia đình và động viên chia sẻ, giúp anh yên tâm nghiên cứu sáng chế và cho ra những sản phẩm có ích trong phục vụ sản xuất và đời sống.
Hiện nay, anh đang đầu tư mở rộng sản xuất và thành lập Công ty TNHH một thành viên do anh làm giám đốc. Anh cho biết: “Với sự đầu tư mua sắm dây chuyền máy móc hiện đại, công ty sẽ đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng trong nước cũng như các nước trong khu vực.
Nguồn: tlpower.com
Chia sẻ:
Chia sẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét